Slogan - Cách ngắn nhất đi vào lòng khách hàng

 Cùng với logo, slogan là đại diện cho bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp, một câu slogan hay sẽ tạo chú ý và hu hút được khách hàng cho bạn trước muôn vàn đối thủ. Để giúp bạn tạo được slogan có giá trị cốt lõi, chúng tôi xin gửi tới bạn phân tích sau:

1. Khái niệm slogan

Trước tiên, cần hiểu slogan là gì?

Slogan - khẩu hiệu là một câu văn ngắn chứa thông điệp của doanh nghiệp, thường thể hiện giá trị cốt lõi, định hướng phát triển của công ty hoặc một lời hứa với khách hàng.

Slogan giúp khơi gợi cảm xúc không chỉ từ khách hàng mà còn tới nhân viên doanh nghiệp, nó tạo động lực tinh thần, thôi thúc nhân viên làm việc theo chiến lược của doanh nghiệp đã đề ra một cách hiệu quả.

Cũng như tên doanh nghiệp, slogan có tính chất ngắn gọn, súc tính  nhưng phải dễ hiểu, rõ và giàu ý nghĩa, thể hiện rõ được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

2. Cách đặt slogan  "đắt giá"

Để tạo được slogan hay, thu hút được khách hàng, bạn cần chú ý những điểm sau:

- Slogan được tạo ra phải mang tính riêng biệt, duy nhất, khác với các đối thủ cạnh tranh

Đây là điều quan trọng nhất trong việc tạo khác biệt, không nhòa lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào của người làm kinh doanh. Cùng với logo, slogan là phương tiện giao tiếp đầu tiên với khách hàng, vì vậy hãy thông qua nó để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất bằng việc tạo slogan thể hiện rõ mục tiêu, giá trị sản phẩm, chiến lược của doanh nghiệp, tránh chung chung, "từa tựa" như cái bóng của một doanh nghiệp khác, bạn hãy là riêng bạn, đừng là ai khác.

- Nắm bắt và khơi gợi được xúc cảm

Một slogan chất lượng ngoài việc truyền tải được thông điệp sản phẩm hay chiến lược của doanh nghiệp còn phải nắm bắt, cuốn hút được cảm xúc khách hàng khi tiếp cận, khiến họ chỉ cần nghe thoáng qua là liền nhớ về doanh nghiệp của bạn. 

Cái gì đên từ trái tim cũng dễ dàng lay động những trái tim. Hãy dùng tình cảm của mình để tạo ra một slogan nắm bắt được mọi rung động của mọi khách hàng- thứ cốt lõi quyết định việc thử dùng sản phẩm.

- Sự trung thực 

Nhiều doanh nghiệp sử dụng slogan để truyền tải chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần tránh ngôn từ phô trương, khuyếch đại chất lượng sản phẩm, các ngôn từ" Số 1 thế giới", "Chất lượng thứ nhất"... thường bị lạm dụng và gây phản tác dụng. Cần trung thực với khách hàng và cả chính mình để tạo dựng được niềm tin, khẳng định được thương hiệu và không tự gây ảo giác cho sự phát triển của chính mình

- Khéo léo sử dụng giai điệu, âm vần

Để khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, khi tạo slogan, bạn nên khéo léo đưa giai điệu, các cách điệp âm, điệp vần vào đó, khiến nó trở thành câu "cửa miệng", dễ dàng truyền bá qua văn hóa "miệng".

- Cách sử dụng ngôn ngữ

Bạn cần sử dụng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, thường có số lượng 5 từ, tối đa 8 từ, nhưng cần dễ hiểu, tránh đưa nhiều loại ngôn ngữ vào cùng một câu, dễ gây khó hiểu, phản cảm.

Tags