Tất nhiên không phải con thuyền trăng ở trên.
Ngụ ý của vấn đề này là: Câu chuyện thì không liên quan gì đến thương hiệu, thương hiệu cũng không thể chở đi bằng câu chuyện, nhưng câu chuyện mang theo thương hiệu thì có.
Nó giống như con thuyền chở trăng (ánh trăng).
Tại sao cần xây dựng câu chuyện thương hiệu?
Thương hiệu là một tập hợp các giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang đến cho khách hàng, nó là tập hợp các yếu tố như: niềm tin, câu chữ, hình ảnh, cảm giác tưởng tượng, tên gọi, mùi hương... Với sự đa dạng như thế, việc ghi nhớ là khó khăn.
Con người có tính tò mò, đấy là cách để ghi nhớ. Ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải nhớ (mà không thể làm với thương hiệu), thì con người chỉ nhớ một điều gì khi điều đó gây được ấn tượng. Và tính tò mò là một cánh cửa như thế.
Khi tò mò, chúng ta sẽ mở ra nhiều giác quan hơn để ghi nhận, đặc biệt là trí tưởng tượng. Các câu chuyện cổ tích, các câu chuyện lành dữ, gây sốc được ghi nhớ và truyền tải bởi tính tò mò của chính chúng ta, điều này mở ra một cơ hội truyền tải thương hiệu - Đó là khéo léo lồng ghép thương hiệu vào các câu chuyện gây chú ý.
Cách này sẽ tiết kiệm rất nhiều công sức để quảng cáo, để một khách hàng ghi nhớ thương hiệu theo lẽ thường (lặp đi lặp lại) sẽ tốn rất nhiều chi phí, mà lợi ích mang lại có thể không bao giờ đủ được.
Làm rõ các giá trị của thương hiệu
Muốn truyền tải thương hiệu, phải làm rõ các giá trị của thương hiệu. Để chọn giá trị nào được mang đi lồng ghép vào một câu chuyện. Một câu chuyện hấp dẫn, ấn tượng kèm theo một liên hệ nào đó với thương hiệu là một thành công lớn trong Marketing.
Ở Đài Loan, có một giống trà tên là Đông Phương Mỹ Nhân, cái tên mỹ miều này là do Nữ hoàng Anh đặt cho. Giống trà này có vị chát nhẹ, hương thơm nhưng ngọt hậu, uống xong rồi mà vị ngọt còn mãi, nhẹ nhàng, thanh thoát như cái tên.
Giống trà này được tạo ra theo cách bất thường, ở một số vùng trà Đài Loan, có một giống rệp hại, khi nó hút nhựa trà làm cho lá trà xoăn lại. Để chống lại loài rệp, cây trà tiết ra một chất có vị chat để loài rệp tránh xa cây, chính loại chất chát này tạo nên giá trị đặc biệt cho cây chè, một thứ mà những cây bình thường không có được.
bạn muốn thử loại trà này không?
Đưa câu chuyện đi đến đúng nơi khách hàng tiềm năng
Câu chuyện hay và ấn tượng rồi, nhưng nếu đem đi kể cho đối tượng không phải là khách hàng tiềm năng thì dở rồi. Như thế thì bao nhiêu công sức sẽ đổ sông đổ bể hết. Cái chúng ta cần là bán hàng, nên phải nhắm đúng đối tượng mà bán.
Câu chuyện cũng phải đi đến nơi cần đến, kể câu chuyện phù hợp với đối tượng khách hàng và phải được họ chú ý thì mới mang lại hiệu quả sau này. Cho nên trước khi thiết kế nên câu chuyện, chúng ta phải nghiên cứu khách hàng trước đã.