Những nguyên nhân thất bại chủ yếu của một thương hiệu

Thương hiệu thất bại là chuyện thường ngày, một doanh nghiệp có nhiều thương hiệu luôn phải đối diện với việc nhiều thương hiệu thất bại, và phải xóa đi làm lại. Nhưng với một start-up thì thất bại thương hiệu đồng nghĩa với việc thất bại doanh nghiệp.





 1. Thị trường không cần đến sản phẩm, dịch vụ của bạn

Một trong những lý do khiến các công ty thất bại, là do họ gặp phải vấn đề về thị trường. Họ ít hoặc không có thị trường cho sản phẩm mà họ đã xây dựng. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến:

  • Không có một đề xuất đủ hấp dẫn. Hoặc sự kiện hấp dẫn, để khiến người mua thực sự cam kết mua hàng.
  • Thời điểm ra mắt sản phẩm là sai. Bạn có thể đi trước thị trường của mình một vài năm tuy nhiên khi đó khách hàng chưa sẵn sàng cho giải pháp cụ thể của bạn ở giai đoạn này.
  • Quy mô thị trường của những người cần sản phẩm của bạn và có tiền chỉ đơn giản là không đủ lớn


Các vấn đề thất bại thường gặp


2. Hết vốn khiến khởi nghiệp thất bại

Nhiều công ty, doanh nghiệp startup hoạt động rất ổn định trong những bước đầu. Thế nhưng khi khả năng hoạt động và quy mô doanh nghiệp cần mở rộng hơn, họ lại rơi vào tình cảnh “đuối” và thiếu vốn đầu tư. Theo thống kê, cứ mỗi 1.000 startup thì chỉ có 2 startup được rót vốn. Và khi được rót vốn rồi, thì cơ may được định giá từ 1 tỷ USD trở lên là 1/10.000.

Và thiếu vốn khiến các doanh nghiệp không mở rộng được mô hình kinh doanh và phát triển ý tưởng của mình. Từ đó sẽ bị “dìm” chết bởi các đối thủ có đủ tiềm lực tài chính và quy mô to lớn của họ.


3. Xây dựng đội ngũ yếu kém

Một vấn đề cực kỳ phổ biến khiến các công ty khởi nghiệp thất bại là đội ngũ quản lý yếu kém. Các nhóm quản lý yếu mắc lỗi trong nhiều lĩnh vực:

  1. Họ thường yếu về chiến lược, xây dựng một sản phẩm mà không ai muốn mua vì họ không làm đủ công đoạn để xác nhận các ý tưởng trước và trong quá trình phát triển. Điều này có thể mang đến sự kém hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường.
  2. Họ thường kém trong việc thực thi, điều này dẫn đến các vấn đề với sản phẩm không được xây dựng chính xác hoặc đúng thời gian.
  3. Họ sẽ xây dựng những đội ngũ yếu hơn bên dưới họ. Điều này khiến doanh nghiệp đi xuống và dẫn đến thất bại


4. Thất bại do cạnh tranh

Các doanh nhân quá lạc quan về việc dễ dàng có được khách hàng. Họ cho rằng vì họ sẽ xây dựng một trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ thú vị, nên khách hàng sẽ đánh đổi tất cả để đến với họ. Điều đó có thể xảy ra với một vài khách hàng đầu tiên, nhưng sau đó, nó nhanh chóng trở thành một nhiệm vụ đắt đỏ để thu hút và giành được khách hàng.

Trong nhiều trường hợp, chi phí để có được khách hàng cao hơn giá trị trọn đời mà khách hàng đó mang lại. Đó là nguyên nhân khiến các công ty khởi nghiệp thất bại.


5. Vấn đề về sản phẩm, dịch vụ, giá cả

Một lý do khác khiến các công ty thất bại là vì họ không phát triển được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này có thể là do sản phẩm thực hiện đơn giản. Đó là một thất bại để tìm được sự phù hợp giữa sản phẩm với thị trường.

Hầu hết thời gian, sản phẩm đầu tiên mà một startup mang đến thị trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp tốt nhất, sẽ có một vài sửa đổi để sản phẩm có thị trường phù hợp. Trong những trường hợp xấu nhất, sản phẩm sẽ bị loại khỏi thị trường và cần phải suy nghĩ lại hoàn toàn. Nếu điều này xảy ra, đó là một dấu hiệu rõ ràng về việc không xác thực ý tưởng của họ với khách hàng trước và trong quá trình phát triển.

Từ những bài học này chỉ ra cho ta thấy một điều, chẳng sự thành công nào mà tự nhiên có cả. Chúng ta chỉ có được thành công khi chúng ta có kế hoạch công việc, xác định được mục tiêu, lường trước được rủi ro và có một đội nhóm hỗ trợ hết mình.


Tags