7 Bước giúp bạn xây dựng mọi thương hiệu


Xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ khó khăn cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Dù bạn xây dựng thương hiệu mới hoàn toàn, thiết kế thương hiệu mới sau khi sáp nhập hay thay đổi thương hiệu cho công ty hiện có thì quá trình này đòi hỏi bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nghiên cứu. Để nhiệm vụ này dễ dàng hơn hãy cùng tham khảo công thức “7 Bước giúp bạn xây dựng thương hiệu” dưới đây nhé!

1. Thương hiệu là gì?

Cụm từ thương hiệu có lẽ không còn xa lạ với nhiều người và khi nhắc tới thương hiệu mọi người sẽ nghĩ ngay tới tên gọi của doanh nghiệp nhưng liệu như vậy là đủ? Thương hiệu là tập hợp của tất cả các nội dung trực quan, phong cách và các tài nguyên khác nhau kết hợp lại tạo thành một hình ảnh gắn kết. Như vậy, thương hiệu không chỉ là tên gọi, biểu tượng hay khẩu hiệu mà nó sẽ bao gồm mọi thứ góp phần tạo nên danh tiếng cho công ty của bạn.

Thương hiệu cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa bạn là các đối thủ cạnh tranh khác. Khi bạn hình ảnh thương hiệu của bạn đủ mạnh, bạn có thể tạo ấn tượng tích cực với khách hàng thì việc thu hút hay giữ chân khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian.

2. Công thức 7 bước xây dựng thương hiệu

7 bước xây dựng thương hiệu

Xây dựng chân dung khách hàng

Trước khi nghĩ cách làm như thế nào để phát triển thương hiệu hãy dành thời gian để xác định chính xác thương hiệu của bạn muốn xây dựng là dành cho ai hay đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến như thế nào. Thực tế cho thấy những người khác nhau sẽ phản ứng với những sắc thái, tính thẩm mỹ, tính cách thương hiệu khác nhau. Vì vậy nếu bạn không thể xác định được đối tượng của doanh nghiệp thì bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

Xây dựng chân dung khách hàng

Một cách đơn giản để bạn xác định đối tượng mục tiêu chính là xây dựng chân dung khách hàng. Hình ảnh khách hàng sẽ cần đầy đủ những thông tin như: tuổi, giới tính, nơi ở, thu nhập hay thậm chí là những quan điểm về chính trị hay kinh tế,... Bạn có thể tổng hợp những thông tin này theo thời gian khi bạn bán hàng hoặc tham khảo theo đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh hay xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Bạn phải tìm cách học hỏi từ những điểm mạnh của đối thủ đồng thời tận dụng những điểm yếu kém như sự kém hiệu quả của thị trường hoặc các lĩnh vực chưa được quan tâm đến.

Hiểu rõ đổi thủ với các công cụ phân tích

Một số gợi ý khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
  • Kiểm tra các lĩnh vực khác của các thương hiệu cạnh tranh: trang website, giá cả hay thậm chí là giọng nói.
  • Thực hành SEO một cách mạnh mẽ để tạo ra lưu lượng truy cập web ổn định thông qua tìm kiếm có trả phí và không trả phí. Đây cũng sẽ là nguồn ý tưởng tuyệt vời cho bạn khi xây dựng thương hiệu.
  • Sử dụng các công cụ phân tích để nghiên cứu rõ hơn các từ khóa để xác định chiến dịch mà đối thủ cạnh tranh đang nhắm tới.

Xác định sứ mệnh của thương hiệu

Đã bao giờ bạn tự hỏi thương hiệu của bạn phù hợp ở đâu trong chính ngành mà bạn đang lựa chọn? Hãy bắt đầu với mục tiêu chính hay tuyến bố sứ mệnh truyền đạt rõ ràng nhất về những gì bạn muốn thương hiệu đạt được.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi tuyên bố sứ mệnh thì hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây:
  •  Lý do công ty của bạn tồn tại là gì?
  • Những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp có thể giải quyết vấn đề gì?
  • Vì sao khách hàng nên mua hàng của bạn thay vì mua của các đối thủ cạnh tranh khác?

Ví dụ: Khẩu hiệu của Nike là “Just do it”, ở đây Nike muốn khuyến khích mọi người hãy làm những gì mà họ yêu thích và tin tưởng vào bản thân, họ muốn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ giúp mọi người phát huy tiềm năng của mình trong thể thao và cuộc sống. Những tuyến bố sứ mệnh của họ lại vô cùng đơn giản: “Mang lại nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên”.

Sứ mệnh của Nike: “Mang lại nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên”

Phát triển cá tính và tiếng nói riêng

Tính cách hay tiếng nói của thương hiệu chính là dấu ấn riêng tạo nên sự khác biệt rõ ràng nhất giữa các thương hiệu. Bất cứ khi nào khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn thông qua web, truyền thông xã hội, email, trang sản phẩm,... họ đều có thể nghe thấy tiếng nói thương hiệu riêng biệt và cá tính riêng của bạn.

Tiếng nói của bạn sẽ phù thuộc phần lớn và đối tượng và bạn muốn hướng tới. Nếu khán giả của bạn đa số thuộc giới trẻ, thế hệ Gen Z thì việc sử dụng tiếng lóng, hình ảnh thu hút, câu từ ngắn gọn dễ hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với nhóm đối tượng này.

Một trang web về mô tô với tông màu mạnh mẽ, đậm cảm giác phiêu lưu, tự do

Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện kết nối mọi người ở cấp độ cá nhân nên sử dụng chúng trong hoạt động tiếp thị sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tạo nên câu chuyện riêng cho thương hiệu của mình với 5 công thức sau đây.
  • Anh hùng: tạo hình ảnh nhân vật để giúp họ dễ hàng hình dung với thương hiệu của bạn.
  • Xung đột: đánh giá những gì khách hàng của bạn muốn hoặc cần, nêu lên nhu cầu thực tế nhưng đừng quên khơi dậy cảm xúc.
  • Hướng dẫn: đưa ra lời chứng xác thực của khách hàng làm nổi bật sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh, cho khách hàng thấy lý do vì thương hiệu của bạn là giải pháp cho vấn đề của họ.
  • Đỉnh cao: cung cấp cho khách hàng những khó khăn, tác động tiêu cực hay ảnh hưởng xấu khi họ không chọn giải pháp của bạn, sau đó đưa ra lời khuyên.
  • Giải pháp: hứa hẹn với khách hàng khi họ lựa chọn thương hiệu của bạn, tạo cho họ niềm tin về quyết định của họ sẽ dẫn đến thành công như thế nào.
Mỹ phẩm tự nhiên với câu chuyện sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào bởi những hóa chất độc hại.

Lựa chọn tên cho thương hiệu

Sau khi xác định được các thông tin cần thiết thì đặt tên cho thương hiệu có lẽ sẽ là bước quyết định quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý. Hầu hết các thương hiệu hàng đầu hiện nay đều có tất thương hiệu khá ngắn gọn với 1 hoặc 2 từ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện hơn.

Nếu bạn chưa tìm được cho mình một cái tên thương hiệu ưng ý thì cùng tham khảo qua một số tên thương hiệu và ý nghĩa của chúng nhé.

  • Zalo = Zing Alo, đây là ứng dụng trò chuyện phù trợ cho mạng xã hội Zingme của VNG
  • Fahasa = phát hành sách, đây là một đơn vị phát hành sách có tiếng ở Việt Nam.
  • Nike, tên của một nữ thần trong thần thoại Hy Lạp
  • Kênh 14 = kênh for teen, một kênh thông tin dành cho giới trẻ và hiện đang được mở rộng với nhiều nội dung mới, vấn đề nổi bật trong xã hội.

Thiết kế logo

Một trong những ấn tượng đầu tiên mà mọi người có về thương hiệu của bạn đó chính là hình ảnh logo Vì vậy để xây dựng một thương hiệu tốt bạn cần có một thiết kế về thương hiệu dễ dàng nhận diện và tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với khách hàng. Bảng màu, lựa chọn kiểu chữ và hình ảnh của bạn là ba yếu tố quyết định tạo nên một thiết kế hiệu quả.

Màu sắc

Màu sắc được sử dụng trong xây dựng thương hiệu có thể truyền tải một thông điệp cụ thể nào đấy, vì vậy hãy chú ý đến tác động về tâm lý của màu sắc khi thiết kế logo và thương hiệu của bạn.
  • Màu đỏ mang lại cảm giác ấm áp vậy nên thường sẽ được sử dụng nhiều cho các thương hiệu về đồ ăn, đồ uống như Coca-Cola, KFC, McDonald’s.
  • Màu xanh lá là màu của cây cối nó mang lại cảm giác thiên nhiên, an toàn vậy nên thường được sử dụng là màu đại diện cho nhiều thương hiệu về sức khỏe, về những sản phẩm với thành phần là tự nhiên.
  • Xanh dương là màu của biển cả và bầu trời mang lại cảm giác bình yên, thư giãn. Hiện nay, màu sắc này được dùng làm màu đại diện cho rất nhiều nền tảng mạng xã hội cũng như là các tổ chức về cộng đồng hay các công ty về an ninh và các trường học.
  • Màu trắng mang lại cảm giác điềm tĩnh, khiêm tốn vậy nên thường được sử dụng nhiều trong các phong cách thiết kế tối giản. Màu sắc này cũng mang lại cảm giác sang trọng, nghiêm túc vậy nên cũng được sử dụng trong các không gian đặc biệt như bảo tàng, phòng triển lãm hay các bệnh viện,...
Những màu sắc trong thiết kế logo cho từng thương hiệu

Chữ viết

Không chỉ màu sắc mà phông chữ cũng thể hiện lên tiếng nói hay cá tính cho thương hiệu của bạn. Ví dụ như phông chữ đậm và rộng sẽ mang ngụ ý về sức mạnh, phông chữ serif mang cảm giác quyền lực, phông chữ script mang đến sự vui tươi.

Bên cạnh đó hãy cân nhắc thật kỹ và xác định rằng phông chữ bạn lựa chọn phải dễ đọc dù cho được viết trên bất cứ chất liệu gì và cỡ chữ lớn hay nhỏ hay thậm chí chỉ có màu đen trắng đơn giản.

Mỗi một phông chữ khác nhau sẽ mang những ý nghĩa và cảm xúc khác nhau

Hình ảnh

Nếu bạn muốn thương hiệu của mình gắn kết với một câu chuyện một hình ảnh cụ thể nào đó hãy lấy cảm hứng từ một phần quen thuộc và tạo ra những điều độc đáo nhưng phải dễ nhận biết. Có một số hình ảnh chung được sử dụng trong logo bạn có thể tham khảo như:
  • Linh vật: Logo linh vật sử dụng để nhân hóa một doanh nghiệp thông qua sự quen thuộc ở đây hình ảnh có thể là một con người, một sự vật hay những con vật, những hình ảnh hoạt hình mà khi nhắc tới thương hiệu hay câu chuyện của bạn khách hàng có thể liên tưởng ngay ra hình ảnh đó và ngược lại.
  • Wordmarks: Tôi có thể được xem là một thiết kế logo đơn giản nhất bởi vì nó chỉ bao gồm tên của thương hiệu không các biểu tượng hay các linh vật khác mà chỉ tập trung vào kiểu chữ và màu sắc như Coca-Cola.
  • Icons: Đây là cách ẩn dụ trực quan về thương hiệu Ví dụ như biểu tượng của Burger King trong đó các từ thay thế miếng thịt trong chiếc bánh mì kẹp thịt ở giữa hai chiếc bánh.

Xây dựng thương hiệu là quá trình xác định chiến lược, cá tính và hoạt động tiếp thị của bạn để tạo nên dấu ấn, xác định cách bạn muốn khách hàng cảm nhận. Mong rằng với 7 bước xây dựng thương hiệu cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức để có được một thương hiệu như mong muốn nhé!

Tags