Phân bổ nguồn lực trong Xây dựng thương hiệu

 Xây dựng thương hiệu là một quá trình tốn kém và lâu thu được lợi ích, nếu như không nắm rõ hết các vấn đề của thương hiệu thì có thể dẫn tới sai lầm.

Sai lầm thứ nhất là thương hiệu mạnh nhưng không có lợi ích kinh tế, dẫn tới việc phá sản thương hiệu

Sai lầm thứ hai là thương hiệu quá yếu nên không dẫn dắt được sự phát triển của sự nghiệp kinh doanh.

Lựa chọn các thành tố

Các thành phần của thương hiệu

Thương hiệu được hiểu là yếu tố đặc trưng để phân biệt nhãn hiệu trong quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Việc khách hàng ưu tiên sử dụng thương hiệu này hay thương hiệu khác có xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.

Khách hàng có thể quyết định mua vì các yếu tố sau:

Lợi ích của sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm hoặc dịch vụ nào cũng có các giá trị đặc trưng như hiệu quả sử dụng cao, có tính chất đặc biệt hơn hẳn các sản phẩm khác cùng loại, giá rẻ, độ hiếm có, mức độ hoàn thiện cao, được nhiều người yêu thích - trending...

Luôn phải có một yếu tố đặc biệt để khách hàng lựa chọn, điều này được đúc kết trong một tựa đề sách nổi tiếng: "Khác biệt hay là chết".

Sự yêu thích dành cho thương hiệu

Sự yêu thích có thể khiến khách hàng bỏ qua mọi vấn đề khác của sản phẩm - dịch vụ. Khi thương hiệu đạt được sự yêu thích thì lợi nhuận đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm, dịch vụ khác do không mất nhiều chi phí cấu thành.

Sự đồng cảm thương hiệu

Sự đồng cảm lại khác sự yêu thích, luôn có những đối tượng khách hàng đặc biệt có "cùng tần số" với thương hiệu. Không nhất thiết phải tốt nhất, nhưng vì sự giống nhau nên đi đến được với nhau.

Như vậy, phải lựa chọn từ yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng để đầu tư phát triển thương hiệu, sau khi xác lập rõ giá trị của thương hiệu rồi thì đầu tư mới đi đến được hiệu quả, nếu không sẽ sinh thành dàn trải, lãng phí.

Xây dựng thương hiệu


Phân bổ nguồn lực Marketing

Nguồn lực Marketing ở đây là tỷ lệ đầu tư vào Marketing trên tổng ngân sách đầu tư cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Các doanh nghiệp có thể đầu tư cho Marketing từ 5% đến 50% tổng giá trị đầu tư của mình, nó phụ thuộc vào loại hình ngành nghề mà không có con số cụ thể.

Ngay trong một ngành nghề, tỷ lệ đầu tư của từng doanh nghiệp, thương hiệu cũng là khác nhau. Lấy ví dụ như nhà sản xuất phim Đất rừng phương Nam lựa chọn ăn chia với các rạp tỷ lệ thấp hơn để chiếm được các suất chiếu nhiều hơn, để thu lợi từ việc bán được số vé lớn hơn, với mục tiêu thu về nhiều lợi nhuận hơn. Trên thực tế phải xác lập biểu đồ lợi nhuận hoặc mục tiêu muốn thu về từ đó mới tìm được điểm đầu tư tối ưu phù hợp.

Có thể đầu tư rất lớn cho quảng cáo, hoặc thậm chí không bỏ tiền cho hoạt động quảng cáo. Ví dụ như khi Elon Musk tiếp quản Tesla, ông đã cho giải thể phòng Marketing.

Yếu tố mấu chốt quyết định để đầu tư là sự gặp nhau của Quyết định mua hàng của khách hàng với Định vị thương hiệu, từ đó mới dồn ngân sách cho mảng nào phù hợp.

Ngân sách để đầu tư sẽ luôn là thiếu, nên hiệu quả phải tính đến chính là Đầu tư hiệu quả, lựa chọn các giá trị cốt lõi để theo đuổi.


Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Kế hoạch là một, khi thực hiện lại là thực tế, cho nên không có gì đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Cho nên trong thiết lập kế hoạch luôn phải lường trước thực tế, dựa vào các biểu hiện thực tế để đánh giá sự phù hợp của kế hoạch đối với thực tiễn. Từ đó có cách đánh giá hiệu quả.

Thay đổi kế hoạch là lựa chọn cuối cùng, đấy là lựa chọn hạn chế tổn thất chứ không phải là một phần của kế hoạch.