Giá trị thương hiệu - tài sản vô hình của doanh nghiệp

 Khi các doanh nghiệp còn nhỏ, việc đầu tư cho nhận diện thương hiệu còn nhiều hạn chế. Phần đa, các doanh nghiệp sẽ hướng tới việc kinh doanh có lợi nhuận, để phát triển một cách ngắn hạn.

Nhưng khi chúng ta nghe tới các thương hiệu trị giá hàng trăm tỷ $ thì chúng ta lại giật mình, rốt cuộc - thương hiệu là cái gì mà nó lại giá trị đến như vậy.


Giá trị thương hiệu là khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp

Khả năng các doanh nghiệp có thể kiếm được tiền trên một thương hiệu này khác với khả năng kiếm tiền với một thương hiệu khác, đó là khả năng kiếm tiền của thương hiệu.

Một thương hiệu có khả năng kiếm tiền tốt, không phụ thuộc vào các yếu tố khác như chủ sở hữu, các tài sản hữu hình, nhân lực... thì đó là giá trị của thương hiệu.

Giá trị của thương hiệu này là tổ hợp giá trị niềm tin của người sử dụng, người ta sẽ lựa chọn thương hiệu mà không cần kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm. Ngắn gọn là là uy tín của thương hiệu, là niềm tin của người sử dụng.


Các thương hiệu lớn nhất thế giới

Suốt nhiều năm liền trong quá khứ, Coca Cola đã từng là thương hiệu lớn nhất thế giới khi ở bất kỳ nơi đâu, Coca Cola cũng có thể kiếm được tiền, nhưng khả năng kiếm tiền đó liên tục bị các thương hiệu khác đè bẹp, đó là các đối thủ mới với khả năng kiếm tiền tốt hơn.

Những thương hiệu lớn nhất thế giới

Khách hàng sẽ không cần phân vân khi cầm chiếc điện thoại iPhone trên tay và sẵn sàng thanh toán hàng chục nghìn $ cho nó. Nhưng khách hàng chưa chắc sẽ trả một số tiền tương tự cho một thương hiệu điện thoại Abcd - khi không có chút thông tin, niềm tin nào về nó.

Xây dựng được các thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp sẽ tha hồ để kiếm được nhiều tiền trong dài hạn mà không phải suy nghĩ quá nhiều về việc ngày mai sẽ lấy tiền ở đâu ra.


Thương hiệu lớn nhất của các quốc gia


Làm thế nào để gia tăng giá trị thương hiệu

Chỉ tiêu giá trị thương hiệu

Để gia tăng giá trị thương hiệu của  mình, các doanh nghiệp cần làm những điều sau đây:

  1. Mở rộng phạm vi khách hàng mà mình phục vụ, gia tăng sự nhận biết của khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo.
  2. Làm sâu sắc hơn nữa niềm tin về chất lượng sản phẩm - dịch vụ. Khẳng định giá trị luôn đúng với cam kết chất lượng của thương hiệu.
  3. Gìn giữ uy tín của thương hiệu, với bất kỳ sản phẩm- dịch vụ nào đưa ra cũng luôn luôn tuân thủ cam kết với khách hàng mà không cần phải xác lập lại.
  4. Luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho khách hàng, mang đến nhiều giá trị nhất cho khách hàng, giúp họ yên tâm không cần tìm kiếm thêm đối tác mới.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình dài hơi và liên tục, xác định rõ mục tiêu của thương hiệu và nỗ lực thực hiện để đạt đến thành quả.