Bí quyết xây dựng thương hiệu theo tâm lý học

Bằng cách khai thác sự tinh tế trong cách hoạt động của tâm trí và những lý do thúc đẩy con người thực hiện những hành động nhất định, chúng ta có thể khám phá ra những bí mật dẫn đến thành công. Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu dựa trên tâm lý học mà bạn không thể bỏ qua.

Lý thuyết về màu sắc

Một sự thật đó là có nhiều màu sắc hơn là những gì bạn thấy và biết. Các thương hiệu hàng đầu tận dụng lý thuyết màu sắc, khoa học về cách màu sắc kết hợp và tương phản, từ đó định hình phản ứng cảm xúc của chúng ta và thuyết phục chúng ta tin tưởng và một sản phẩm nhất định. Điều này vô cùng quan trọng vì các nghiên cứu cho thấy rằng mọi người đưa ra đánh giá trong tiềm thức về một sản phẩm trong 90s đầu tiên và đánh giá này có tới 90% là về màu sắc.

Mỗi màu sắc mang đến sắc thái cảm xúc, nhận thức riêng

Đầu tư vào thiết kế logo và thương hiệu mang tính biểu tượng dễ nhận biết và hấp dẫn dựa trên màu sắc cũng như cảm xúc gợi lên của chúng là điều bắt buộc khi xây dựng thương hiệu. Trong tiềm thức của mỗi chúng ta: màu xanh làm dịu tâm trí, màu đỏ hay nâu trầm tạo cảm giác thèm ăn, màu trắng gợi lên sự tinh khiết,.... Không khó để bạn nhận thấy điều này khi nhìn vào những ứng dụng trên điện thoại di động của mình, các ứng dụng giao đồ ăn thường có màu đỏ trong khi các ứng dụng y tế thường có màu xanh lam.

Kể chuyện bằng biểu tượng

Thành phần quan trọng của tâm lý thiết kế là biểu tượng, các biểu tượng có thể đại diện cho các giá trị và toàn bộ triết lý của doanh nghiệp. Khi thiết kế logo, trang web và bản sao kỹ thuật số cho doanh nghiệp của bạn, hãy chú ý đến những gì bạn muốn truyền tải.

Hình ảnh giúp tăng khả năng ghi nhớ, nhận diện thương hiệu

Hình dạng có thể tác động mạnh mẽ: gần 20% logo là hình tròn, mang lại cảm giác ổn định, tính cộng đồng và an toàn trong khi các logo hình vuông lại cứng nhắc. Ngoài ra, các logo khác lựa chọn kết hợp các hình ảnh liên quan đến thương hiệu, hình sự vật hay chữ cách điệu,....

Kết nối cá nhân

Kết nối cá nhân là nền tảng của việc xây dựng thương hiệu thông minh và thành công. Mọi người có một nhu cầu cố hữu là kết nối và liên hệ với người khác, điều này có thể là động lực mạnh mẽ hơn cả mong muốn về một sản phẩm hay dịch vụ. Các doanh nghiệp thông minh sẽ nhận ra và tận dụng điều này, không chỉ xây dựng mối quan hệ truyền thống đối với đối tượng mục tiêu mà còn tạo ra các cộng đồng tập trung vào thương hiệu và giá trị thương hiệu của họ để thu hút và sau đó giữ chân những khách hàng có tiềm năng và lòng trung thành.

Một khi làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ hiệu ứng hào quang, theo đó cảm xúc tích cực của người tiêu dùng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty sẽ được lan tỏa đến toàn bộ thương hiệu.

Ác cảm của sự mất mát

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman từng phổ biến khái niệm ác cảm mất mát, trong đó mọi người có xu hướng tránh thua lỗ hơn là đạt được lợi ích tương tự. Điều này có ý nghĩa gì đối với việc xây dựng thương hiệu?

Đầu tiên, điều này lý giải cho sự thành công của các chiến lược tiếp thị như dùng thử miễn phí và giảm giá: một khi khách hàng đã có thứ gì đó thì việc từ bỏ nó là điều cực kỳ khó khăn. Tương tự, ác cảm mất mát cũng có thể bị lợi dụng bằng cách đóng khung thương hiệu của bạn theo thứ gì đó mong muốn mà người tiêu dùng không muốn mất, phiên bản thiếp thị “sợ bỏ lỡ”.
Tags