Mô hình Aaker: Hướng dẫn toàn diện để xây dựng thương hiệu

Trong xây dựng thương hiệu và tiếp thị, không phải lúc nào cũng rõ ràng những bước cần thực hiện và nếu bạn không có một định hướng hay hướng dẫn thì bạn rất dễ bị bối rối và lạc lối. Một trong những mô hình được nhiều nhà tiếp thị áp dụng như kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng thương hiệu là Mô hình Aaker.

Mô hình Asker là gì?

Mô hình Aaker là bản thiết kế thương hiệu được phát triển bởi chuyên gia tiếp thị David Aaker năm 1996 và mô hình này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Nó chủ yếu nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu và đưa ra giải pháp độc đáo để xây dựng một thương hiệu mạnh.

Mô hình Aaker bao gồm bốn chủ đề thương hiệu khác nhau: nhận thức, lòng trung thành, chất lượng cảm nhận và liên tưởng thương hiệu. Những chủ đề khác nhau này mang lại giá trị cho các loại thương hiệu khác nhau.

Phân tích mô hình Aaker

Như bạn đã biết, mô hình Aaker là một trong những nền tảng giúp tạo ra bản sắc thương hiệu mạnh mẽ.

Điều này được thể hiện rõ ràng trong 4 phần như sau:

Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness): Khi doanh nghiệp của bạn tạo dựng được ấn tượng với khách hàng thông qua hệ thống hình ảnh nhận diện, logo, nhãn hiệu,... đó chính là cách gia tăng tài sản thương hiệu.

Cảm nhận về chất lượng (Perceived Quality): Chất lượng cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ được quyết định bởi cả khách hàng và nội bộ doanh nghiệp. Chất lượng cảm nhận bao gồm 4 yếu tố là lý do mua hàng, sự khác biệt, giá bán, sự yêu thích, mở rộng.

  • Sản phẩm hữu hình: Chức năng, tính thẩm mỹ, độ an toàn khi sử dụng, giá cả hợp lý, thuận tiện trong sử dụng.
  • Sản phẩm vô hình: tin cậy, đáp ứng, năng lực nhân viên, sự đồng cảm.

Liên tưởng thương hiệu (Brand Associations): Liên tưởng thương hiệu là cảm nhận, niềm tin và thông tin mà người tiêu dùng có được về thương hiệu thông qua những chiến dịch quảng bá và từ chính trải nghiệm của mình.

Lòng trung thành (Brand Loyalty): khi doanh nghiệp ngày càng có nhiều khách hàng có mức độ trung thành cao thì độ thành công khi ra mắt sản phẩm mới hay chiến dịch mới cũng sẽ tăng từ đó tài sản doanh nghiệp sẽ tăng theo tỷ lệ. Để khách hàng trung thành với thương hiệu, doanh nghiệp cần tạo niềm tin, cải tiến sản phẩm/dịch vụ và chăm sóc khách hàng sau mua sắm.

Bằng cách làm theo Mô hình Aaker, ít nhất là ở một mức độ nào đó, bạn làm rõ các nhiệm vụ xây dựng thương hiệu có thể xảy ra và tìm hiểu những ý tưởng quan trọng về những gì cần thiết để khám phá và hiểu các yếu tố thương hiệu nhất định.

Tags