4 Chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh

Trong một thị trường với hàng ngàn doanh nghiệp mới, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm - và đối với 82% khách hàng, quyết định phụ thuộc vào việc tìm kiếm một thương hiệu có cùng giá trị và phản ánh chúng trong thương hiệu của mình. Dưới đây là 4 chiến lược để thiết lập một thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn.

1. Tăng cường SEO của bạn

Với thời buổi công nghệ và mạng xã hội phát triển như hiện nay, thật khó để thương hiệu có thể phát triển nếu khách hàng không biết tới sự tồn tại của bạn hay khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin của bạn trên mạng. Đó cũng là lý do vì sao bạn cần cải thiện thứ hạng xuất hiện của mình trên các công cụ tìm kiếm như Google lại trở nên quan trọng tới vậy.

Bạn có thể cải thiện thứ tự trên thanh kết quả tìm kiếm đơn giản với những bước sau:
  • Thêm tiêu đề, mô tả, siêu từ khóa trên trang Web của bạn
  • Sử dụng liên kết link xuyên suốt cho các trang nội dung
  • Nâng cao tốc độ tải trang của bạn
  • Sử dụng thẻ tiêu đề để chia nhỏ nội dung phù hợp
  • Sử dụng chạy quảng cáo mất phí

2. Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn

Phát triển một thương hiệu mạnh đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về đối tượng mục tiêu của bạn. Có rất nhiều yếu tố để xác định được chính xác đối tượng mà thương hiệu của bạn đang nhắm tới như: nhân khẩu học, thói quen và hành vi tiêu dùng, nhu cầu, thu nhập hay mục tiêu ưu thích của người tiêu dùng,...

Xây dựng thương hiệu của bạn xung quanh đối tượng mục tiêu là một cách hiệu quả để thiết lập cơ sở khách hàng trung thành, vì người tiêu dùng muốn biết một doanh nghiệp đang lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ — và những khách hàng trung thành thường trở thành đại sứ truyền bá thương hiệu của bạn.

3. Xây dựng câu chuyện thương hiệu thu hút

Thông qua câu chuyện thương hiệu các công ty có thể định hình câu chuyện của riêng mình từ đó thiết lập và kết nối với người tiêu dùng có cùng chung quan điểm và tăng doanh thu hiệu quả. Câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và thu hút không nhất thiết phải là câu chuyện đau lòng, nhưng câu chuyện thương hiệu phải thể hiện được giá trị của sản phẩm và dịch vụ.

Người tiêu dùng luôn muốn tìm được mối liên hệ cảm xúc với thương hiệu mà họ lựa chọn và có xu hướng trung thành với những doanh nghiệp có câu chuyện ấn tượng tới họ. Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể chia sẻ câu chuyện này trên nhiều kênh tiếp thị khác nhau nhưng thông điệp phải nhất quán trên tất cả các nền tảng.

4. Cập nhật hình ảnh tuyệt vời trực tuyến

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng hình ảnh để truyền tải các thông điệp của thương hiệu. Một thương hiệu mạnh còn sử dụng những hình ảnh mới mẻ và phù hợp để thể hiện trực quan tốt nhất những gì họ làm và họ là ai.

Ví dụ, một công ty chuyên đập và gỡ băng khỏi mái nhà luôn chụp nhất nhiều ảnh và video, chủ yếu là công việc của họ ở các giai đoạn khác nhau và đăng chúng trên trang web. Những bức ảnh khiến kiến ​​thức chuyên môn của bạn trở nên chân thực hơn đối với người khác; lợi ích khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn; chúng giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng biết được những gì mong đợi ở công ty của bạn và những gì công ty cung cấp.

Tags