Xây dựng thương hiệu nội bộ: 4 chiến lược tạo động lực cho nhân viên

Việc tiếp thị công ty với nhân viên quan trọng không kém việc tiếp thị công ty với thế giới. Chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ nên khuyến khích nhân viên các chương trình, ưu đãi và tính minh bạch về mục đích của công ty. Nếu bạn đang tìm cách tăng cường sự gắn kết với nhân viên thì đừng bỏ qua các chiến dịch xây dựng thương hiệu nội bộ sau đây.

1. Tăng cường truyền thông nội bộ

Doanh nghiệp cần minh bạch để đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Các công ty nên thường xuyên truyền đạt sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn của mình và đảm bảo những ý tưởng này được thể hiện rõ ràng trong tất cả các tài sản truyền thông nội bộ.

Một nghiên cứu cho thấy 73% nhân viên sẽ gắn bó lâu dài với công việc của họ nếu công ty của họ “có mục đích”

Khi bạn truyền đạt cách nhìn nhận các giá trị của công ty trong công việc hằng ngày, nó cho phép nhân viên cảm thấy được kết nối nhiều hơn với thông điệp. Nó có thể tạo ra cảm giác sở hữu. Tốt nhất là cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân viên để có hiểu và gắn kết với văn hóa doanh nghiệp. Nếu không có điều này, nhân viên sẽ cảm thấy bị cô lập và ít kết nối hơn với sứ mệnh chung của doanh nghiệp.

2. Cải thiện cơ cấu đào tạo

Một chương trình đào đạo hiệu quả là chìa khóa để giúp nhân viên kết nối và hiểu hơn về công ty. Có tới 70% nhân viên có khả năng rời công ty để đến một tổ chức khác đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên.

Những chương trình đào tạo này giúp nhân viên nâng cao kỹ năng, giới thiệu cho họ một nhiệm vụ mới hoặc thăng tiến trong công việc. Thể hiện cam kết này với nhân viên ngay từ đầu trong sự nghiệp của họ là một chiến lược hiệu quả dành cho các doanh nghiệp muốn tăng cường và duy trì lòng trung thành của nhân viên.

3. Thiết lập các chương trình phần thưởng

Các chương trình khen thưởng là một chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ cho phép các công ty ghi nhận nhân viên của mình thông qua tiền thưởng, đặc quyền bổ sung hoặc sự công nhận của công chúng. Ngoài “nhân viên của tháng”, các công ty có thể đưa ra những khoản thưởng nhỏ, giảm giá và các ưu đãi khác.

Ví dụ, nhân viên tại Disney được cung cấp một số đặc quyền cho bản thân, bạn bè và gia đình. Cùng với việc cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe, phát triển nghề nghiệp và các hỗ trợ khác, nhân viên còn được vào cửa công viên giải trí và giảm giá độc quyền tại các nhà hàng và khách sạn dưới sự bảo trợ của Disney.

4. Cải thiện cơ cấu tuyển dụng

Khi đại dịch coronavirus ảnh hưởng đến môi trường làm việc , ngành tuyển dụng cũng phát triển. Các công ty đã tăng cường tính minh bạch trong tuyển dụng, suy nghĩ nghiêm túc về các chiến lược đào tạo ảo và trở nên linh hoạt hơn.

Hoạt động tuyển dụng của công ty phải hỗ trợ chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ để giúp các ứng viên tiềm năng hiểu được sứ mệnh, mục tiêu và mục tiêu kinh doanh ngay từ đầu - điều này giúp ích cho cả hai bên trong quá trình tuyển dụng.

Để thu hút được nhân tài phù hợp cho doanh nghiệp của mình, các công ty phải suy nghĩ chín chắn về những gì họ cung cấp, cách họ thể hiện bản thân và các yếu tố khác có thể thu hút ứng viên lý tưởng của họ.


Tags